Cách xử lý xe nâng điện sạc không vào

Lỗi sạc điện không vào là một trong những lỗi phổ biến khi sử dụng các loại xe nâng điện. Người sử dụng cần biết các nguyên nhân và cách khắc phục cơ bản để có thể xử lý kịp thời tránh gây trì hoãn cho công việc của mình.

Xe nâng điện đã trở thành phương tiện chuyên chở hàng hóa được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực logistic; trong các khu chế xuất; nhà xưởng hay kho hàng. Thiết bị sử dụng bình ắc quy hoặc dùng điện để nâng hạ và di chuyển các kiện hàng. Một trong những loại xe nâng phổ biến nhất là xe nâng điện dùng bình ắc quy. Và xe nâng điện sạc không vào là vấn đề dễ gặp khi vận hành thiết bị này.

Cách xử lý xe nâng điện sạc không vào

Bộ sạc ắc quy xe nâng hàng

Bộ sạc bình ắc quy của xe nâng điện là một bộ sạc công nghiệp. Tác dụng của nó là sạc bình ắc quy càng nhanh càng tốt; mà không làm ắc quy nóng quá hay bị quá tải. Thiết bị này có một mạng lưới thẻ và bộ cảm biến phức tạp; được cài sẵn thông số bảo vệ. Các thông số này sẽ hiển thị mã lỗi hay ngừng tiếp nhận sạc khi phát hiên vấn đề bất thường.

Cấu tạo bộ sạc xe nâng điện gồm có các bộ phận:

- Tụ điện; máy biến áp và thẻ vi điện. Một số bộ sạc có đến 4 máy biến áp có tác dụng chuyển dòng điện AC sang dòng điện DC.

- Màn hình hiển thị các thông số quan trọng của pin; chu kỳ sạc và tình trạng sạc

- Cáp điều khiển và cáp sạc có tác dụng chuyển tải amp và điện áp cao sang ắc quy.

Nguyên nhân và cách xử lý xe nâng điện sạc không vào

Chai bình ắc quy hoặc cháy bình ắc quy

Sau một thời gian dài sử dụng, bình ắc quy của xe nâng điện có thể bị chai hoặc cháy. Lúc này bình không thể sửa chữa hay tái sử dụng. Bạn buộc phải thay thế một bình ắc quy mới đúng loại như khuyến cáo của nhà sản xuất xe nâng. Trong quá trình sử dụng xe nâng, bạn cũng có thể áp dụng những mẹo sau để kéo dài tuổi thọ của bình ắc quy:

- Không để ắc quy thường xuyên trong tình trạng cạn pin; hãy sạc khi bình gần hết điện

- Đảm bảo điều kiện môi trường làm việc của ắc quy luôn ở mức phù hợp

- Không để ắc quy trong tình trạng cạn kiệt điện quá lâu

- Lượng nước cất trong bình không được thiếu nhưng cũng không nên quá nhiều

- Cài đặt thời gian sạc phù hợp; tránh sạc nhiều lần trong thời gian ngắn

Bộ sạc không phù hợp với pin

Nhiều khi xe nâng điện sạc không vào cũng là do bạn đang dùng bộ sạc không phù hợp với pin. Trong trường hợp cần thay thế một bộ sạc mới, bạn cần lưu ý chọn loại có điện áp đầu ra chính xác (12V, 24V, 36V, 48V,…). Sử dụng sạc không phù hợp thậm chí có thể gây cháy bình ắc quy; dẫn đến tốn kém chi phí sửa chữa.

Cáp sạc bị hỏng

Như đã nói ở trên, cáp sạc cũng là bộ phận quan trọng trong bộ sạc của xe nâng điện. Cáp sạc bị hỏng thì amp và điện áp cao không thể được chuyển tải sang ắc quy. Hãy đảm bảo cáp trong tình trạng hoạt động tốt; đầu nối không bị hỏng; dây cáp không bị đứt bên trong.

Bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng một dây cáp khác cùng loại để sạc thử. Nếu dây cáp khác hoạt động bình thường, chứng tỏ dây cáp của bạn có vấn đề. Hoặc nếu dây cáp khác cũng không sạc được, chứng tỏ lỗi nằm ở bộ phân khác.

Cách xử lý xe nâng điện sạc không vào

Hướng dẫn sạc bình ắc quy xe nâng điện chuẩn kỹ thuật

Để kéo dài tuổi thọ, hạn chế tình trạng xe nâng điện sạc không vào; bạn có thể áp dụng những kỹ thuật sau:

- Dùng đúng bộ sạc theo khuyến cáo của nhà sản xuất

- Thao tác đúng kỹ thuật; không đấu nhầm đầu sạc của máy nạp vào ắc quy; cực dương của thiết bị này vào cực dương của thiết bị kia

- Trên các bình ắc quy đều ghi định mức dòng sạc. Bạn không nên sử dụng dòng vượt quá 10% định mức này.

- Không dùng sạc của loại ắc quy dung lượng lớn hơn để sạc cho thiết bị của mình

- Sạc bình ắc quy ngay sau khi làm việc để bù lại phần điện năng đã được tiêu thụ

Sẽ có nhiều vấn đề thường gặp với xe nâng điện khi bạn khai thác thiết bị này. Nếu biết nguyên nhân và cách khắc phục từng lỗi; bạn sẽ biết cách sử dụng thiết bị chủ động và hiệu quả hơn.

ĐIỆN THOẠI ZALO FACEBOOK EMAIL BACKTOP